Các hàm về ngày tháng và thời gian

View Full Version:

1. Hàm DATE()

Trả về một ngày tháng năm nào đó

Cú pháp: = DATE(year, month, day)

year: Số chỉ năm
Con số này có thể là 1 đến 4 ký số.
– Nếu nhỏ hơn 1900, Excel sẽ tự động cộng thêm 1900 vào để tính (ví dụ year = 100 thì Excel sẽ hiểu đó là năm 2000)
– Nếu từ 1900 đến 9999, thì Excel sẽ coi đó chính là năm cần tính
– Nếu nhỏ hơn 0 hoặc lớn hơn 10.000, Excel sẽ báo lỗi #NUM!

month: Số chỉ tháng
Nếu con số này lớn hơn 12, thì Excel sẽ tự động quy đổi thành 12 bằng 1 năm và tăng số năm lên.

day: Số chỉ ngày
Nếu con số này lớn hơn số ngày của tháng, thì Excel sẽ tự động quy đổi thành số ngày nhiều nhất của tháng cho phù hợp và tăng số tháng lên, nếu cần thì tăng cả số năm lên luôn.

Ví dụ:
DATE(2007, 12, 25) = Giáng Sinh năm 2007

DATE(2007, 12, 32) = 01/01/2008

DATE(2007, 13, 25) = 25/01/2008

DATE(7, 25, 32) = 01/02/1909
(số ngày (date) = 32, lớn hơn số ngày nhiều nhất của một tháng (31), do đó, Excel sẽ lấy ngày là 01, và tăng số tháng (month) thêm 1; số tháng (month) = 25 + 1 = 26 = 2 + (2 x 12), do đó Excel sẽ lấy tháng là 02, và tăng số năm thêm 2; số năm (year) = 7 + 2 = 9, Excel sẽ cộng thêm 1900 = 1909)

Hàm DATE() rất hữu dụng khi year, month, day là những công thức mà không phải là một con số, nó sẽ giúp chúng ta tính toán chính xác hơn
Khi nhập hàm DATE(), bạn phải cẩn thận thứ tự year, month, day, vì nó rất dễ nhầm lẫn (theo kiểu VN chúng ta: ngày, tháng, năm)

2. Hàm DATEVALUE()

Chuyển đổi một chuỗi văn bản có dạng ngày tháng năm thành một giá trị ngày tháng năm để có thể tính toán được

Cú pháp: = DATEVALUE(date_text)

– date_text: Chuỗi văn bản cần chuyển đổi
– date_text có giới hạn trong khoảng từ 01/01/1900 đến 31/12/9999, nếu nằm ngoài khoảng này, hàm sẽ báo lỗi #VALUE!
– date_text phải được nhập trong cặp dấu móc kép (“”)
– Nếu date_text chỉ có hai phần, Excel sẽ hiểu như sau: nếu phần sau là một giá trị < 13 và phần đầu là một giá trị < 32, nó xem như phần đầu là ngày, phần sau là tháng, và lấy năm hiện hành làm giá trị để tính năm; còn nếu phần sau là một giá trị > 12 và phần đầu là một giá trị < 13, nó xem như phần đầu là tháng, phần sau là năm, và cho giá trị tính ngày là 1.

Ví dụ:
DATEVALUE(“25/12/2007”) = 39441 (= 25/12/2007)

DATEVALUE(“25/12”) = 39807 (= 25/12/2008)

DATEVALUE(“12/25”) = 45992 (= 01/12/2025)

DATEVALUE(“12/25/2007”) = #VALUE!

DATEVALUE(“25 December 2009”) = 40172 = 25/12/2009

3. Hàm YEAR()

Cho biết số chỉ năm trong một giá trị ngày tháng

Cú pháp: = YEAR(serial_number)
serial_number: Biểu thức ngày tháng hoặc là một con số chỉ giá trị ngày tháng

Ví dụ: YEAR(TODAY()) = 2008

4. Hàm MONTH()

Cho biết số chỉ tháng trong một giá trị ngày tháng

Cú pháp: = MONTH(serial_number)

serial_number: Biểu thức ngày tháng hoặc là một con số chỉ giá trị ngày tháng

Ví dụ: MONTH(TODAY()) = 1

5. Hàm DAY()

Cho biết số chỉ ngày trong một giá trị ngày tháng

Cú pháp: = DAY(serial_number)

serial_number: Biểu thức ngày tháng hoặc là một con số chỉ giá trị ngày tháng

Ví dụ: DAY(TODAY()) = 3

Tính số ngày chênh lệch theo kiểu một năm có 360 ngày

Hiện nay, vẫn còn một số hệ thống kế toán dùng kiểu tính thời gian là một tháng coi như có 30 ngày và một năm coi như có 360 ngày!
Gặp trường hợp này, việc tính toán thời gian sẽ không đơn giản, vì thực tế thì số ngày trong mỗi tháng đâu có giống nhau.
Có lẽ vì nghĩ đến chuyện đó, nên Excel có một hàm dành riêng cho các hệ thống kế toán dựa trên cơ sở một năm có 360 ngày, đó là hàm DAYS360.

6. Hàm DAYS360()

Cú pháp: = DAYS360(start_date, end_date [, method])

start_date, end_date: Ngày tháng đại diện cho ngày bắt đầu và ngày kết thúc của khoảng thời gian cần tính toán. Nên nhập bằng hàm DATE(), hoặc dùng một kết quả trả về của một công thức khác, vì có thể sẽ xảy ra lỗi nếu bạn nhập trực tiếp ngày tháng dưới dạng text.

method: Một giá trị logic (TRUE, FALSE) để chỉ cách tính toán, theo kiểu châu Âu hay theo kiểu Mỹ.

FALSE: (hoặc không nhập) Tính toán theo kiểu Mỹ: Nếu start_date là ngày 31 của tháng, thì nó được đổi thành ngày 30 của tháng đó. Nếu end_date là ngày 31 của tháng và start_date nhỏ hơn 30, thì end_date được đổi thành ngày 1 của tháng kế tiếp.

TRUE: Tính toán theo kiểu châu Âu: Hễ start_date hoặc end_date mà rơi vào ngày 31 của một tháng thì chúng sẽ được đổi thành ngày 30 của tháng đó.

Ví dụ: So sánh số ngày chênh lệch giữa 01/01/2008 và 31/5/2008 theo kiểu một năm có 360 ngày và theo kiểu thường (dùng hàm DATEDIF)

DAYS360(“01/01/2008”, “31/5/2008”) = 150

DAYS360(“01/01/2008”, “31/5/2008”, TRUE) = 149

DATEDIF(“01/01/2008”, “31/5/2008”, “d”) = 151

Vấn đề với việc cộng trừ tháng

Đôi khi, chúng ta muốn tính một ngày trước hay sau vài tháng nữa, lấy số tháng cộng trừ, dùng hàm DATE() chẳng hạn ?
Vấn đề là: số ngày trong mỗi tháng đâu có bằng nhau, khi cộng trừ theo tháng, Excel sẽ tự động tính số ngày trong mỗi tháng cho phù hợp, và như thế, nhiều lúc không ra cái chúng ta mong muốn.

Tôi ví dụ, ô A1 đang chứa ngày 31/1/2008, có bạn đã dùng công thức sau để tính ngày cuối tháng của tháng 4, với mong muốn kết quả cho ra ngày 30/4/2008:

= DATE(YEAR(A1), MONTH(A1) + 3, DAY(A1))

Mới xem qua, thì hợp lý chứ… lấy tháng 1 cộng thêm 3 tháng nữa. Nhưng, nếu làm như vậy thì kết quả sẽ ra là ngày 31/4/2008, mà tháng 4 có 30 ngày thôi, nên Excel sẽ tự động cộng thêm 1 ngày sau ngày 30/4/2008, và kết quả của công thức trên sẽ là ngày 01/5/2008.

Vậy thì làm sao, ví dụ như để tìm ngày cuối tháng của một tháng nào đó?
Chúng ta cùng xem hai hàm sau đây (cũng trong nhóm Analysis Toolpak): EDATE() và EOMONTH()

7. Hàm EDATE()

Hàm này trả về một ngày nào đó tính từ mốc thời gian cho trước và cách mốc thời gian này một số tháng được chỉ định
Thường người ta dùng hàm này để tính hạn bảo hành cho một sản phẩm, hoặc ngày đáo hạn hợp đồng…

Cú pháp: = EDATE(start_date, months)
start_date: Ngày dùng làm mốc để tính. Nên nhập ngày này bằng hàm DATE(), hoặc dùng một kết quả trả về của một công thức khác, vì có thể sẽ xảy ra lỗi nếu bạn nhập trực tiếp ngày tháng dưới dạng text.

months: Số tháng trước hoặc sau mốc thời gian start_date (nếu trước thì dùng số âm). Trong trường hợp months là số không nguyên, nó sẽ được làm tròn.

Xin lấy lại ví dụ đã nói ở đầu bài: ô A1 đang chứa ngày cuối tháng 01/2008, tính ngày cuối tháng sau 3 tháng nữa, dùng công thức:
= EDATE(A1, 3) = 30/4/2008

Lưu ý: EDATE() không phải là hàm để tính ngày cuối tháng, mà cho kết quả là ngày trùng với ngày của mốc thời gian muốn tính (start_date). Nếu như trường hợp kết quả trả về là một ngày không hợp lệ của một tháng (ngày 31/4 chẳng hạn), thì EDATE() sẽ lấy ngày cuối tháng của tháng đó (30/4).

Ví dụ khác: Tôi mua một cái USB ngày hôm nay (08/01/2008), hạn bảo hành 36 tháng, vậy nó được bảo hành tới ngày nào?
= EDATE(TODAY(), 36) = 08/01/2011

8. Hàm EOMONTH()

Xin dịch ra để dễ hiểu: End Of Month = Ngày cuối tháng

Cú pháp: = EOMONTH(start_date, months)

start_date: Ngày dùng làm mốc để tính. Cũng giống hàm EDATE(), nên nhập ngày này bằng hàm DATE(), hoặc dùng một kết quả trả về của một công thức khác, vì có thể sẽ xảy ra lỗi nếu bạn nhập trực tiếp ngày tháng dưới dạng text.

months: Số tháng trước hoặc sau mốc thời gian start_date (nếu trước thì dùng số âm). Trong trường hợp months là số không nguyên, nó sẽ được làm tròn.

Ví dụ: EOMONTH(TODAY(), 25) = 40237 = 28/02/2010

Tính ngày cuối tháng của một tháng bất kỳ

Hàm EOMONTH() ở trên cho biết ngày cuối tháng của một tháng nào đó trong tương lai hoặc trong quá khứ.
Bây giờ, nếu bạn có một dữ liệu ngày tháng năm, và bạn muốn biết ngày cuối tháng của tháng trong cái dữ liệu đó (28, 29, 30, hay 31), thì làm sao?

Chúng ta đã biết rằng hàm DATE() sẽ tự động sửa ngày, tháng, năm thành một ngày hợp lệ, tùy vào các thông số ngày, tháng, năm chúng ta nhập trong công thức. Đây là một cái “mánh” của tôi:

Vì ngày cuối tháng bao giờ cũng là ngày trước ngày đầu tiên của tháng kế tiếp, ta cứ cho thông số ngày trong hàm DATE() là 0, và tăng số tháng muốn tính thêm 1; mà làm gì có ngày 0, nên chắc chắn DATE() sẽ cho ra kết quả là ngày cuối tháng của tháng trước tháng bị cộng 1, tức là ngay tháng ta muốn tính!

Và đây là công thức để tính ngày cuối tháng của một ngày tháng năm nào đó (MyDate)

= DATE(YEAR(MyDate), MONTH(MyDate) + 1, 0)

Ví dụ:

Today = 08/01/2008
= DATE(YEAR(TODAY()), MONTH(TODAY()) + 1, 0) = 31/01/2008

Năm nay có nhuận không?
= DATE(YEAR(“01/02/2008”), MONTH(“01/02/2008”) + 1, 0) = 29/02/2008: Nhuận (!)

Trích ra từng giá trị của thời gian

Thời gian có 3 phần: Giờ, Phút và Giây. Khi cần trích ra riêng từng giá trị này, chúng ta dùng 3 hàm sau đây:

9. Hàm HOUR()

Cho biết số chỉ giờ trong một giá trị thời gian
Cú pháp: = HOUR(serial_number)
serial_number: Biểu thức thời gian hoặc là một con số chỉ giá trị thời gian

Ví dụ: HOUR(0.5) = 12 (giờ)

10. Hàm MINUTE()

Cho biết số chỉ phút trong một giá trị thời gian
Cú pháp: = MINUTE(serial_number)
serial_number: Biểu thức thời gian hoặc là một con số chỉ giá trị thời gian
Ví dụ: Bây giờ là 10:20 PM, MINUTE(NOW()) = 20 (phút)

11. Hàm SECOND()

Cho biết số chỉ giây trong một giá trị thời gian
Cú pháp: = SECOND(serial_number)
serial_number: Biểu thức thời gian hoặc là một con số chỉ giá trị thời gian
Ví dụ: SECOND(“2:45:30 PM”) = 30 (giây)

Tính số ngày làm việc giữa hai khoảng thời gian

Bình thường, nếu lấy ngày tháng trừ ngày tháng, kết quả sẽ bao gồm luôn những ngày lễ, ngày nghỉ, v.v… Còn nếu tính số ngày làm việc trong một khoảng thời gian, thì phải trừ bớt đi những ngày không làm việc.

Trong Excel có một hàm chuyên để tính toán những ngày làm việc giữa hai khoảng thời gian mà không bao gồm các ngày thứ Bảy, Chủ Nhật và những ngày nghỉ khác được chỉ định: Hàm NETWORKDAYS (đúng nguyên nghĩa của nó: net workdays).

Dĩ nhiên hàm này chỉ thích hợp với những cơ quan làm việc 5 ngày một tuần, chứ như chúng ta, làm tuốt, có khi là 365 ngày một năm (hic) thì hàm này vô tác dụng!

12. Hàm NETWORKDAYS()

Cú pháp: = NETWORKDAYS(start_date, end_date [, holidays])
start_date, end_date: Ngày tháng đại diện cho ngày bắt đầu và ngày kết thúc công việc. Nên nhập bằng hàm DATE(), hoặc dùng một kết quả trả về của một công thức khác, vì có thể sẽ xảy ra lỗi nếu bạn nhập trực tiếp ngày tháng dưới dạng text.

holidays: Danh sách những ngày nghỉ ngoài những ngày thứ Bảy và Chủ Nhật. Danh sách này có thể là một vùng đã được đặt tên. Nếu nhập trực tiếp thì phải bỏ trong cặp dấu móc {}.

Ví dụ: Công thức tính số ngày làm việc giữa ngày 1/12/2007 và ngày 10/1/2008, trong đó có nghỉ ngày Noel (25/12) và ngày Tết Tây (1/1):
= NETWORKDAYS(“01/12/2007”, “10/01/2008”, {“12/25/2007”, “1/1/2008”})

13. Hàm TODAY()

Trả về ngày tháng năm hiện hành
Cú pháp: = TODAY()
Hàm này không có thông số nào kèm theo cả.

Kết quả của hàm TODAY() là một con số, đại diện cho ngày tháng năm hiện hành, với thời gian được ngầm hiểu là 0 giờ (nửa đêm).
Ví dụ, hôm nay là ngày 02/01/2008, hàm TODAY() sẽ cho ra con số 39449.0, để xem được theo dạng “dễ nhìn”, bạn chỉ cần định dạng lại ô.

14. Hàm NOW()

Trả về ngày tháng năm và giờ phút giây hiện hành
Cú pháp: = NOW()
Hàm này cũng không có thông số nào kèm theo cả.

Kết quả của hàm NOW() là một con số, đại diện cho ngày tháng năm và thời gian của hệ thống lúc vừa nhập xong công thức.
Ví dụ, hôm nay, và lúc này là 11 giờ 56 phút ngày 09/01/2008, hàm NOW() sẽ cho ra con số 39456.49643. Để xem được theo dạng “dễ nhìn”, bạn chỉ cần định dạng lại ô, theo kiểu dd/mm/yyyy hh:ss:mm chẳng hạn.

Ghi chú:
– Không phải lúc nào hàm TODAY() và NOW() cũng cho ra một kết quả như nhau, mà mỗi khi bạn sửa chữa bảng tính, gõ một công thức khác, tính toán lại bảng tính, hoặc mở lại bảng tính… thì hàm TODAY() và NOW() sẽ cập nhật theo ngày giờ của hệ thống.
Sự khác nhau giữa hai hàm này chính là:
– TODAY nghĩa là hôm nay, mà lúc 7 giờ sáng hay 9 giờ 30 tối thì cũng là hôm nay. Kết quả của TODAY() vào những lúc khác nhau trong ngày sẽ giống nhau.
– NOW nghĩa là chính lúc này, là lúc ta vừa nhập xong NOW() và nhấn Enter… Kết quả của NOW() vào những lúc khác nhau trong ngày sẽ khác nhau.

15. Hàm TIME()

Trả về một giá trị thời gian nào đó
Cú pháp: = TIME(hour, minute, second)
hour: Số chỉ giờ, là một con số từ 0 đến 23. Nếu lớn hơn 23, Excel sẽ tự trừ đi một bội số của 24.

minute: Số chỉ phút, là một con số từ 0 đến 59. Nếu lớn hơn 59, Excel sẽ tính lại và tăng số giờ lên tương ứng.

second: Số chỉ giây, là một con số từ 0 đến 59. Nếu lớn hơn 59, Excel sẽ tính lại và tăng số phút, số giờ lên tương ứng.

Ví dụ:
TIME(14, 45, 30) = 2:45:30 PM

TIME(14, 65, 30) = 3:05:30 PM

TIME(25, 85, 75) = 2:26:15 AM

Cũng như DATE(), hàm TIME() rất hữu dụng khi hour, minute, second là những công thức mà không phải là một con số, nó sẽ giúp chúng ta tính toán chính xác hơn

16. Hàm TIMEVALUE()

Chuyển đổi một chuỗi văn bản có dạng thời gian thành một giá trị thời gian để có thể tính toán được
Cú pháp: = TIMEVALUE(time_text)
time_text: Chuỗi văn bản cần chuyển đổi
Ví dụ:
TIMEVALUE(“26:15”) = 0.09375 (= 2:15:00 AM)

17. Hàm WEEKDAY()

Cho biết số thứ tự của ngày trong tuần
Cú pháp: = WEEKDAY(serial_number [, return_type])
serial_number: Biểu thức ngày tháng hoặc là một con số chỉ giá trị ngày tháng

return_type: Chọn kiểu kết quả trả về
return_type = 1 (mặc định): Chủ Nhật là 1 (thứ Bảy là 7)
return_type = 2: Thứ Hai là 1 (Chủ Nhật là 7)
return_type = 3: Thứ Hai là 0 (Chủ Nhật là 6)
Ví dụ: (Today = 03/01/2008)
WEEKDAY(TODAY()) = 5
WEEKDAY(TODAY(), 2) = 4
WEEKDAY(TODAY(), 3) = 3

18. Hàm WEEKNUM()

Cho biết số thứ tự của tuần trong năm
Cú pháp: = WEEKNUM(serial_number [, return_type])
serial_number: Biểu thức ngày tháng hoặc là một con số chỉ giá trị ngày tháng

return_type: Chọn kiểu trả về (tùy thuộc vào cách chọn ngày đầu tiên trong tuần)
return_type = 1 (mặc định): Chủ Nhật là ngày đầu tuần
return_type = 2: Thứ Hai là ngày đầu tuần
Ví dụ: Thử xem ngày hạnh phúc của ANHPHUONG nằm vào tuần nào trong năm nay…
WEEKNUM(“06/01/2008”) = 2
WEEKNUM(“06/01/2008”, 2) = 1

Dự đoán ngày sẽ hoàn thành một công việc

Giả sử chúng ta có một dự án, theo dự tính sẽ hoàn thành trong một thời gian nào đó (tính bằng ngày), nhưng khoảng thời gian này, bình thường sẽ bao gồm cả số ngày làm việc, số ngày cuối tuần, và cả số ngày lễ nghỉ… Vấn đề là phải dự đoán được ngày nào sẽ hoàn thành dự án này, mà đã trừ bớt đi những ngày nghỉ, không làm…

Bạn có thể làm điều đó, bằng cách dùng hàm WORKDAY(), một hàm thuộc nhóm Analysis Toolpak (phải cài Add-in này thì mới sử dụng được), hàm này trả về số ngày làm việc trước hoặc sau ngày được chỉ định, và trừ đi những ngày nghỉ.

19. Hàm WORKDAY()

Cú pháp: = WORKDAY(start_day, days [, holidays])

start_day: Ngày làm mốc để tính.

days: Số ngày làm việc trước hoặc sau start_day. Dùng days > 0 cho số ngày làm việc của một dự án chưa hoàn thành, dùng days < 0 cho số ngày làm việc của một dự án đã kết thúc.

holidays: Danh sách các ngày nghỉ. Có thể gõ trực tiếp một ngày cụ thể, trong trường hợp có nhiều ngày thì các ngày cách nhau bằng dấu phẩy, và đặt tất cả trong một cặp dấu móc {}.

Ví dụ, để tính số ngày làm việc cho một dự án 30 ngày. tính từ hôm nay, ta dùng công thức:

= WORKDAY(TODAY(), 30)

Tính ngày hoàn thành của một dự án 30 ngày, khởi công ngày 1/12/2007, trong đó nghỉ ngày Noel (25/12) và ngày đầu năm (01/01/2008), dùng công thức:

= WORKDAY(“1/12/2007”, 30, {“25/12/2007”, “1/1/2008”})

Tính tỷ lệ của một khoảng thời gian so với một năm

Trong công việc hằng ngày, chắc hẳn chúng ta hay nghĩ đến chuyện việc làm này của mình mất hết mấy phần trăm của một năm, ví dụ, một ngày ngủ hết 6 tiếng, là 1/4 ngày, vậy một năm chúng ta ngủ hết 25% (hic) thời gian…
Hoặc một nhân viên của công ty xin nghỉ việc vào tháng 5, lương tính theo năm, vậy công ty phải trả cho người đó bao nhiêu phần trăm lương khi cho nghỉ việc?
Excel có một hàm để tính tỷ lệ của một khoảng thời gian trong một năm, và cho phép tính theo nhiều kiểu (năm 365 ngày, hay năm 360 ngày, tính theo kiểu Mỹ hay theo kiểu châu Âu…):

20. Hàm YEARFRAC()

(Dịch từ chữ Year: năm, và Frac = Fraction: tỷ lệ)

Cú pháp: = YEARFRAC(start_date, end_date [, basis])
start_date, end_date: Ngày tháng đại diện cho ngày bắt đầu và ngày kết thúc của khoảng thời gian cần tính toán. Nên nhập bằng hàm DATE(), hoặc dùng một kết quả trả về của một công thức khác, vì có thể sẽ xảy ra lỗi nếu bạn nhập trực tiếp ngày tháng dưới dạng text.

basis: Một con số, quy định kiểu tính:

0 : (hoặc không nhập) Tính toán theo kiểu Bắc Mỹ, một năm có 360 ngày chia cho 12 tháng, một tháng có 30 ngày.

1 : Tính toán theo số ngày thực tế của năm và số ngày thực tế của từng tháng

2 : Tính toán theo một năm có 360 ngày, nhưng số ngày là số ngày thực tế của từng tháng

3 : Tính toán theo một năm có 365 ngày, và số ngày là số ngày thực tế của từng tháng

4 : Tính toán theo kiểu Châu Âu,mỗi tháng có 30 ngày (nếu start_date hoặc end_date mà rơi vào ngày 31 của một tháng thì chúng sẽ được đổi thành ngày 30 của tháng đó)

Ví dụ: Tính tỷ lệ giữa ngày 15/3/2007 và ngày 30/7/2007 so với 1 năm:

YEARFRAC(“15/3/2007”, “30/7/2007”) = 37%

WEEKNUM (Hàm WEEKNUM)


ÁP DỤNG CHO: Excel 2016 , Excel 2013 , Excel 2010 , Excel 2007 , Excel 2016 cho Mac , Thêm…
Bài viết này mô tả cú pháp công thức và cách dùng hàm WEEKNUM trong Microsoft Excel.

Mô tả

Trả về số thứ tự của tuần trong năm của một ngày cụ thể. Ví dụ, tuần có chứa ngày 1 tháng 1 là tuần thứ nhất trong năm và được đánh số là tuần 1.

Có hai hệ thống được dùng cho hàm này:

  • Hệ thống 1    Tuần có ngày 1 tháng 1 là tuần thứ nhất trong năm và được đánh số là tuần 1.
  • Hệ thống 2    Tuần có ngày thứ Năm đầu tiên trong năm là tuần thứ nhất trong năm và được đánh số là tuần 1. Hệ thống này là hệ phương pháp đã xác định trong ISO 8601, vốn thường được gọi là hệ thống đánh số tuần châu Âu.

Cú pháp

WEEKNUM(serial_number,[return_type])

Cú pháp của hàm WEEKNUM có các đối số sau đây:

  • Serial_number     Bắt buộc. Là một ngày trong tuần. Ngày tháng nên được nhập bằng cách sử dụng hàm DATE hoặc nhập như là kết quả của những công thức hay hàm khác. Ví dụ, sử dụng DATE(2008,5,23) cho ngày 23 tháng năm năm 2008. Vấn đề có thể xảy ra nếu nhập ngày tháng dạng văn bản.
  • Return_type     Tùy chọn. Là một số để xác định tuần sẽ bắt đầu từ ngày nào. Mặc định là 1.
Return_type Tuần bắt đầu vào Hệ thống
1 hoặc bỏ qua Chủ nhật 1
2 Thứ Hai 1
11 Thứ Hai 1
12 Thứ Ba 1
13 Thứ Tư 1
14 Thứ Năm 1
15 Thứ Sáu 1
16 Thứ Bảy 1
17 Chủ nhật 1
21 Thứ Hai 2

Chú thích

  • Excel lưu trữ ngày tháng ở dạng số sê-ri để có thể dùng chúng trong tính toán. Theo mặc định, ngày 1 tháng 1 năm 1900 có số sê-ri là 1. Ngày 1 tháng 1 năm 2008 có số sê-ri là 39448 vì nó là 39.448 ngày sau ngày 1 tháng 1 năm 1900.
  • Nếu Serial_number nằm ngoài phạm vi giá trị cơ bản của ngày tháng hiện tại, hàm trả về giá trị lỗi #NUM! .
  • Nếu Return_type nằm ngoài phạm vi đã xác định trong bảng trên đây, hàm trả về giá trị lỗi #NUM! .

Ví dụ

Sao chép dữ liệu ví dụ trong bảng sau đây và dán vào ô A1 của một bảng tính Excel mới. Để công thức hiển thị kết quả, hãy chọn chúng, nhấn F2 và sau đó nhấn Enter. Nếu cần, bạn có thể điều chỉnh độ rộng cột để xem tất cả dữ liệu.

Dữ liệu
09/03/2012
Công thức Mô tả Kết quả
=WEEKNUM(A2) Số thứ tự trong năm của tuần có ngày 09/03/2012, dựa theo các tuần bắt đầu vào Chủ nhật (mặc định). 10
=WEEKNUM(A2,2) Số thứ tự trong năm của tuần có ngày 09/03/2012, dựa theo tuần bắt đầu vào thứ Hai (đối số thứ Hai, 2). 11

Cách xưng hô trong tiếng Anh – “What should I call you?”

Dialogue Guides (Tiếng Anh Giao tiếp)

Người học tiếng Anh thường cảm thấy khó khăn trong cách xưng hô với người khác. Rất nhiều người cảm thấy không thoải mái khi hỏi câu “What should I call you?”. Thậm chí cả người bản ngữ cũng thấy rắc rối. Rất nhiều cô gái không biết nên gọi mẹ của bạn trai như thế nào hay một số bậc cha mẹ cũng không biết xưng hô thế nào với thầy cô giáo của con mình.

Lưu ý rằng: Mr là viết tắt của “Mister” Mrs – – – ”Misses” Miss – – – “Miss” Ms – – – “Mizz”

Tại sao câu hỏi “What should I call you?” lại khó trả lời đến vậy? Có thể bởi vì bạn đang mong muốn người khác cung cấp thêm thông tin về mối quan hệ, vị trí hoặc địa vị của họ với mình. Đó có thể bao gồm tuổi tác, nghề nghiệp, học vấn, tôn giáo và thậm chí cả tình trạng hôn nhân.

In some English-speaking countries, it is traditional for a woman to change her last name when she gets married. However, not all women do. If a woman you know has been recently married do not assume her name will change. You can safely ask, “Are you going by the same name?” This question gets trickier when a woman gets divorced or becomes a widow. Some women will change their names back to their maiden names. A widowed woman often keeps her husband’s name unless she remarries. A divorced woman often changes her name back to her maiden name. If you don’t know the woman well, wait for her to tell you if her name is changing.

Một số người đòi hỏi sự trang trọng hơn những người khác. Cách xưng hô trong văn viết cũng có nhiều quy tắc và trang trọng hơn trong văn nói.

Đặt câu hỏi

Nếu bạn không chắc chắn, cách tốt nhất là dùng kiểu xưng hô trang trọng hoặc, đơn giản hơn, là hỏi một trong những câu hỏi sau:

What should I call you?

What should I call your mum / the teacher / the manager?

Can I call you [tên] ?

Is it okay if I call you [tên mà bạn thấy những người khác đã dùng để gọi người đó] ?

What’s your name? (sử dụng trong các tình huống thông thường như trong một bữa tiệc hoặc trong lớp học).

Trả lời câu hỏi  

Bạn có thể không phải là người duy nhất còn băn khoăn về cách xưng hô. Sinh viên, đồng nghiệp hoặc người quen có thể cũng không biết cách xưng hô với bạn như thế nào. Nếu họ không chắc chắn, hoặc bạn muốn họ gọi mình như thế nào, thì có thể nói những câu như sau:

Please, call me [tên của bạn]

You can call me [biệt danh hoặc dạng viết tắt]

 Cách xưng hô trang trọng

Trong môi trường kinh doanh, nếu như không được nói trước thì bạn hãy sử dụng những chức danh mang tính trang trọng. Để thu hút sự chú ý, bạn có thể nói “Excuse me, Sir” hoặc “Pardon me, Madam/Ma’am.”. Khi chào ai đó, bạn cũng có thể chào như: “Hello Sir” hoặc “Good morning, Madam/Ma’am.”

Các từ như “Yes, Sir!” hoặc “Yes, Madam/Ma’am!” đôi khi cũng được sử dụng với hàm ý châm biếm. Ví dụ: khi đứa trẻ nói với cha mình rằng hãy gấp tờ báo lại, người cha có thể trả lời là “Yes, sir!” và cười. Bạn cũng có thể nghe thấy một bà mẹ nói với con gái của mình là “No Madam/Ma’am” đối với yêu cầu vô lý của cô bé.

Sau đây là một số chức danh người Anh thường dùng:

Sir ( dùng cho nam giới, đã trưởng thành, ở mọi lứa tuổi)

Ma’am (nữ giới đã trưởng thành – ở Bắc Mỹ)

Madam (nữ giới, đã trưởng thành)

Mr + họ (bất cứ nam giới nào)

Mrs + họ (người phụ nữ đã kết hôn, sử dụng tên nhà chồng)

Ms + họ (người phụ nữ đã hoặc chưa kết hôn; thường sử dụng trong kinh doanh)

Miss + họ (người phụ nữ chưa kết hôn)

Dr + họ (dùng với bác sĩ: Dr + tên)

Professor + họ (trong các trường học)

Khi bạn lần đầu tiên viết thư cho người khác, hãy sử dụng cách xưng hô trang trọng: Mr hoặc Ms + tên. Nếu bạn không biết tên của người nhận, hãy sử dụng các chức danh mang tính chung chung như SirMadam hoặc . Người nhận có thể đề tên và ký bằng tên đó. Từ những bức thư sau, bạn có thể sử dụng theo cách mà người nhận viết. Nếu họ xưng hô với bạn bằng tên và kí tên bằng tên, bạn cũng có thể làm tương tự vậy

Đôi khi bạn có những mối quan hệ thân thiết với những người đã quen được gọi là Sir, Madam, Mr hoặc Mrs (như giám đốc, người nổi tiếng, giáo sư hay người nào đó hơn tuổi bạn). Người này có thể sẽ cho phép bạn xưng hô theo tên, chứ không cần gọi theo cách trang trọng. Trong tiếng Anh ta sử dụng thuật cụm từ “on the first name basis” hoặc “on the first name terms” để miêu tả những mối quan hệ không trang trọng như mặc định. Bạn có thể nói: “Pete’s mom and I are on a first name basis” hoặc “My teacher and I are on first name terms.”

Cách xưng hô thân mật

Cách xưng hô này thích hợp với các mối quan hệ thông thường và gần gũi

Tên (bạn bè, học sinh, sinh viên, trẻ em)

Miss/Mr + tên (sometimes used by dance or music teachers or childcare workers)

Cách xưng hô hàm chứa tình cảm

Khi gọi người yêu, bạn thân, thành viên trong gia đình hoặc trẻ em (thường là những người nhỏ tuổi hơn), người ta thường dùng các thuật ngữ biểu lộ tình cảm, tên con vật cưng ….như:

Honey (gọi đứa trẻ, người yêu, hoặc người ít tuổi hơn)

Dear

Sweetie

Love

Darling

Babe or Baby (với người yêu)

Pal (đây là từ mà ông thường dùng để gọi cháu, cha thường dùng để gọi con)

Buddy or Bud (mang t ính thân mật, suồng sã, dùng giữa bạn bè với nhau, người lớn với trẻ em; đôi khi mang nghĩa tiêu cực)

Một số câu hỏi thường gặp:

Tôi nên gọi cô giáo, phụ huynh của bạn hoặc mẹ của bạn trai như thế nào?

Cách xưng hô có thể thay đổi tùy thuộc vào tuổi tác và địa vị. Nếu không chắc chắn thì bạn hãy dùng cách trang trọng. Nếu như cách xưng hô của bạn là quá trang trọng thì người đó sẽ bảo bạn cách xưng hô khác, như gọi bằng tên chẳng hạn

Tôi nên gọi thầy/cô giáo của mình như thế nào?.

Lúc đầu, hãy xưng hô một cách trang trọng. Thầy/ cô giáo của bạn, qua phần giới thiệu, có thể sẽ nói cho bạn cách xưng hô thích hợp nhất. Nếu không, hãy cứ gọi một cách trang trọng cho tới khi họ bảo. Không nên sử dụng những từ chung chung như “teacher”, bởi cách gọi này nghe có vẻ như là bạn không biết tên thầy cô mình. ( bạn cũng không muốn bị gọi là “Student” đúng không?). Thậm chí nếu bạn có giáo viên dạy thay, hãy gọi bằng tên cụ thể.

Tôi nên gọi bạn học của mình như thế nào?

Phụ thuộc vào tuổi tác. Trong hầu hết các lớp học, học sinh, sinh viên thường gọi nhau bằng tên. Trong lớp có thể có một số người hơn tuổi. Để bày tỏ sự tôn trọng, hãy gọi những người này bằng họ ( trừ phi họ đề nghị bạn gọi họ bằng tên)

Tôi nên gọi giáo viên của con như thế nào?

Hãy gọi họ bằng Mr hoặc Mrs: hãy gọi theo cách xưng hô của con bạn với giáo viên. Họ có thể sẽ yêu cầu bạn gọi họ bằng tên khi không có sự hiện diện của con bạn ở đó

Tôi nên xưng hô như thế nào với những người trên mạng?

Phụ thuộc vào từng tình huống. Trên các mạng xã hội, bạn có thể gọi tên với giáo viên hoặc quản trị viên. Trong email, hãy xưng hô một cách trang trọng trong lần đầu tiên liên lạc. Nếu trong thư trả lời, họ ký bằng tên thì khi viết email lần sau bạn có thể xưng hô bằng tên với họ được.

Tôi nên gọi người quản lý ở trường học ra sao?.

Xưng hô trang trọng cho tới khi người đó yêu cầu bạn điều khác

Tôi nên xưng hô với người hàng xóm như thế nào?

Phụ thuộc vào tuổi tác. Những người hàng xóm thường gọi nhau bằng tên, mặc dù nó còn phụ thuộc vào từng người và tuổi tác của họ. Hãy tự giới thiệu bản thân, dùng tên của mình và xem cách người khác tự giới thiệu như thế nào. Nếu người hàng xóm lớn tuổi hơn bạn, trong lần gặp thứ hai, bạn cũng có thể hỏi câu: “Is it okay if I call you [ tên của người đó]?”

Tôi nên gọi đồng nghiệp như thế nào?

Phụ thuộc vào từng lĩnh vực. Trong nhiều ngành, người ta sử dụng tên. Nếu bạn là nhân viên mới thì những người khác sẽ tự giới thiệu bản thân họ với bạn

Với cấp trên, tôi nên xưng hô ra sao?.

Ngôn ngữ trang trọng. Thậm chí nếu họ gọi bạn bằng tên thì bạn cũng nên gọi họ là Mr hoặc Mrs/Ms + họ cho đến khi họ yêu cầu bạn gọi khác đi

Gọi người lái xe buýt như thế nào?

Hãy gọi một cách trang trọng. Bạn hãy bắt đầu bằng Sir hoặc Madam/Ma’am. Lưu ý không nói: “Excuse me “bus driver”.” vì đó là nghề nghiệp của họ chứ không phải chức danh.

Tôi nên gọi bố/mẹ của bạn như thế nào?

Trang trọng. Những người ít tuổi hơn nên gọi Mr hoặc Mrs/Ms + họ. Nếu bạn của bạn nói bạn có thể gọi cha mẹ họ bằng tên, thì bạn vẫn cứ nên hỏi người lớn câu “Is it okay if I call you [tên]?”. Nếu hai bạn đều trưởng thành rồi thì vẫn có thể gọi bằng tên được (first name)

Tôi nên xưng hô như thế nào với những người bồi bàn, hoặc chiêu đãi viên hàng không?

Trang trọng, hoặc dùng tên. Hãy gọi Sir hoặc Madam/Ma’am nếu bạn không biết tên của họ. Tuyệt đối không dùng “Hey waiter!” or “Hey waitress!” vì cách này bị coi là thiếu lịch sự và có thể bạn sẽ không nhận được sự phục vụ thân thiện. Nếu là khách hàng thường xuyên, hãy xây dựng mối quan hệ với nhân viên, và bạn có thể gọi tên của họ

Tôi có thể gọi những nhân viên chăm sóc khách hàng như thế nào?

Hãy xem biển tên của họ. Một số người thường đeo biển tên. Nếu trên đó ghi: “Hi, my name is Danny.”“Thank you, Danny” Thì bạn hoàn toàn có thể gọi người đó bằng tên: hoặc “Danny, could you help me find the hamburgers?”. Nếu không có biển tên hãy gọi họ là Sir hoặc Ma’am.

Tỷ lệ trích các khoản theo lương năm 2016

Kể từ ngày 1/12/2015 theo Quyết định 959/QĐ-BHXH ngày 9/9/2015 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam quy định: Tỷ lệ trích các khoản bảo hiểm theo lương, mức tiền lương đóng BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ, hình thức đóng cụ thể như sau:

1.Tỷ lệ các khoản trích BH cụ thể như sau:

Theo điều 5, Điều 14, Điều 18 Quyết định 959/QĐ-BHXH:

 

Các khoản trích theo lương Đối với DN (tính vào Chi phí) (%) Đối với người LĐ (Trừ vào lương) (%) Tổng

Cộng

Bảo hiểm xã hội

(BHXH)

18 8 26 %
Bảo hiểm y tế

(BHYT)

3 1,5 4,5 %
Bảo hiểm thất nghiệp

(BHTN)

1 1 2 %
Tổng Cộng 22 % 10,5 % 32,5 %
Kinh phí công đoàn

(KPCĐ)

2 2%
Trong đó khoản BHXH được quy định cụ thể như sau:

– Doanh nghiệp phải đóng: 18% (Trong đó: 3% vào quỹ ốm đau và thai sản, 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất).

– Người lao động phải đóng: 8% vào quỹ hưu trí và tử tuất.Như vậy:

– Tổng cộng DN phải đóng cho Cơ quan BHXH là 32,5% (BHXH, BHYT, BHTN). (Trong đó trích từ tiền lương của NLĐ là 10,5%)

– Và phải đóng cho Liên đoàn lao động Quận, huyện là 2% (KPCĐ) trên quỹ tiền lương hàng tháng của những người tham gia BHXH.

Chi tiết về đối tượng phải tham gia BHXH bắt buộc các bạn xem tại đây nhé:

 

2. Mức tiền lương đóng BHXH, BHTN, BHYT:

 

– Mức tiền lương đóng BHXH, BHYT, BHTN bắt buộc là tiền lương tháng được ghi trong hợp đồng lao độngkhông thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.Cụ thể:

– Mức tiền lương tháng thấp nhất để tính mức đóng BHXH, BHYT, BHTN là mức lương tối thiểu vùng và mức tối đa là 20 lần mức lương cơ sở.

– Riêng BHTN tối đa bằng 20 lần mức lương tối thiểu vùng.

a. Mức lương tối thiểu vùng xem tại đây: Mức lương tối thiểu vùng năm 2016

b. Mức lương cơ sở: Hiện tại là 1.150.000 đồng/tháng. Nhưng từ ngày 1/5/2016 là: 1.21.0.000 => Như vậy tối đa là: 24.200.000

(Theo Nghị quyết 99/2015/QH13 ngày 11/11/2015 của Quốc hội, có hiệu lực từ ngày 01/05/2016).

– Trường hợp: Người lao động có từ 02 HĐLĐ trở lên với nhiều đơn vị khác nhau thì đóng BHXH, BHTN theo HĐLĐ giao kết đầu tiên, đóng BHYT theo HĐLĐ có mức tiền lương cao nhất.

Lưu ý:

– Từ 01/01/2016: Tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật lao động.– Từ ngày 01/01/2018 trở đi: Tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật lao động.

– Những lao động đã qua học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp dạy nghề) thì tiền lương, tiền công đóng BHXH bắt buộc phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng, nếu làm công việc nặng nhọc độc hại thì cộng thêm 5%.

Chi tiết xem thêm: Mức lương và các khoản phụ cấp lương phải đóng bảo hiểm xã hội

3. Thời hạn nộp tiền BHXH, BHYT, BHTN:

Theo điều 7 Quyết định 959/QĐ-BHXH quy định về việc đóng tiền BHXH, BHYT, BHTN cụ thể như sau:

1. Đóng hằng tháng:

– Chậm nhất đến ngày cuối cùng của tháng.

Cụ thể: DN trích tiền đóng BHXH bắt buộc trên quỹ tiền lương tháng của những người lao động tham gia BHXH bắt buộc, đồng thời trích từ tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc của từng người lao động theo mức quy định trên, chuyển cùng một lúc vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH mở tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước.

2. Đóng 3 tháng hoặc 6 tháng một lần

Chậm nhất đến ngày cuối cùng của kỳ đóng, đơn vị phải chuyển đủ tiền vào quỹ BHXH.

3. Đóng theo địa bàn

– Đơn vị đóng trụ sở chính ở địa bàn tỉnh nào thì đăng ký tham gia đóng BHXH tại địa bàn tỉnh đó theo phân cấp của cơ quan BHXH tỉnh.

– Chi nhánh của doanh nghiệp đóng BHXH tại địa bàn nơi cấp giấy phép kinh doanh cho chi nhánh.

 

Nếu bạn chưa biết làm thủ tục tham gia bảo hiểm như thế nào, thì có thể xem chi tiết tại đây: Thủ tục đăng ký tham gia Bảo hiểm hiểm xã hội

 

 

Tính lương trong Doanh nghiệp

 

Tiền lương là khoản tiền mà Doanh nghiệp trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận. Nhưng cần phải đảm bảo không được thấp hơn mức lương tối thiểu.

Doanh nghiệp có quyền lựa chọn hình thức trả lương theo thời gian, sản phẩm hoặc khoán, có thể trả bằng tiền mặt hoặc trả qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng sao cho phù hợp tính chất công việc của doanh nghiệp mình.

Sau đây Kế Toán Thiên Ưng sẽ hướng dẫn cách tính lương trong từng hình thức cụ thể:

1. Hình thức trả lương theo thời gian:

Lương theo thời gian là việc tính trả lương cho nhân viên theo thời gian làm việc, có thể là theo tháng, theo ngày, theo giờ.

Thực tế trong các Doanh nghiệp vẫn tồn tại 2 các tính lương như sau:

Hình thức 1:

Lương tháng = Lương + Phụ cấp (nếu có) / ngày công chuẩn của tháng X số ngày làm việc thực tế

Theo cách này lương tháng thường là con số cố định, chỉ giảm xuống khi người lao động nghỉ không hưởng lương. Cách tính thường là Lương tháng – lương tháng / ngày công chuẩn của tháng X số ngày nghỉ không lương. Với hình thức trả lương này người lao động không hề boăn khoăn về mức thu nhập cuả mình trong mỗi tháng bởi số tiền trừ cho mỗi ngày công không lương là cố định, nghỉ bao nhiêu ngày thi họ bị trừ bấy nhiêu tiền trong trường hợp không có biến động về lương và ngược lại tháng nào làm đi làm đủ ngày theo quy định thì hưởng đủ mức tiền lương.

(Ngày công chuẩn của tháng là ngày làm việc trong tháng, không bao gồm các ngày nghỉ ví dụ như công ty quy định được nghỉ chủ nhật)

Hình thức 2:

Lương tháng = Lương + Phụ cấp (nếu có) / 26 X ngày công thực tế làm việc
(Doanh nghiệp tự quy định 26 hay 24 ngày)

Theo cách này lương tháng không là con số cố định vì ngày công chuẩn hàng tháng khác nhau, Vì có tháng 28, 30, 31 ngày => có tháng công chuẩn là 24 ngày, có tháng là 26 và cũng có tháng là 27 ngày.  Với hình thức trả lương này khi nghỉ không hưởng lương người lao động cần cân nhắc nên nghỉ tháng nào để làm sao thu nhập của họ ít ảnh hưởng nhất, điều này có thể ảnh hưởng tới tình hình sản xuất cuả doanh nghiệp khi nhiều nhân viên cùng chọn nghỉ vào những tháng có ngày công chuẩn lớn nhằm giảm thiểu tiền công bị trừ.

( Con số 26 kia tưởng trừng như là cố định, nhưng thực tế lại làm lương của người lao động biến động)

Ví dụ: Tháng 10/2013 có 31 ngày: 4 ngày chủ nhật, 27 ngày đi làm, công ty trả lương cho NV A 4 Triệu đồng/ tháng, A đi làm đầy đủ (tức là 27 ngày)

– Nếu tính lương theo hình thức 1:

Lương tháng = 4.000.000/27 X 27 = 4.000.000

– Nếu tính lương theo hình thức 2: Doanh nghiệp quy định ngày công chuẩn là 26 ngày:

Lương của A: 4.000.000/26 X 27 = 4.153.846

 

Vẫn là A, Nhưng trong tháng 2/2013, có 28 ngày, 4 ngày chủ nhật, 24 ngày đi làm, A đi làm đầy đủ.

Lương của A = 4.000.000/26 x 24 = 3.692.307

=> Vậy là trong tháng 2, A đi làm đâỳ đủ nhưng lương mức nhận được lại không đầy đủ.

Hai cách tính lương này sẽ cho ra 2 kết quả khác nhau. Việc tính lương theo cách nào Doanh nghiệp sẽ thể hiện trên hợp đồng lao động hay trong quy chế lương thưởng của công ty.

Lưu ý: Luật quy định kỷ luật đi trễ về sớm bằng các hình thức như sau: khiển trách, nhắc nhở (miệng hoặc văn bản). Công ty không được dùng phương pháp trừ lương hoặc phạt về mặt vật chất của người lao động. Chi tiết mời các bạn xem tại đây: Không được phạt tiền trừ lương nhân viên đi muộn về sớm

Xem thêm: Cách làm bảng tính lương hàng tháng trên Excel

2. Hình thức trả lương theo sản phẩm

Hình thức trả lương theo sản phẩm là hình thức tính trả lương cho người lao động theo số lượng và chất lượng sản phẩm hoặc công việc đă hoàn thành. Đây là hình thức trả lương gắn chặt năng suất lao động với thù lao lao động, có tác dụng khuyến khích người lao động nâng cao năng suất lao động góp phần tăng sản phẩm.

 

Lương sản phẩm = Sản lượng sản phẩm X Đơn giá sản phẩm

3. Hình thức trả lương LƯƠNG KHOÁN:

Là hình thức trả lương khi người lao động hoàn thành một khối lượng công việc theo đúng chất lượng được giao.

Lương = Mức lương khoán X Tỷ lệ % hoàn thành công việc

4. LƯƠNG /THƯỞNG THEO DOANH THU:

là hình thức trả lương/thưởng mà thu nhập người lao động phụ thuộc vào doanh số đạt được theo mục tiêu doanh số và chính sách lương/thưởng doanh số của công ty.

Thường áp dụng cho nhân viên kinh doanh, nhân viên bán hàng… Hưởng lương theo doanh thu

Các hình thức lương/thưởng theo doanh thu:

–          Lương/thưởng doanh số cá nhân

–          Lương/thưởng doanh số nhóm

–          Các hình thức thưởng kinh doanh khác: công nợ, phát triển thị trường,…

5. Kỳ hạn trả lương

– Người lao động hưởng lương giờ, ngày, tuần thì được trả lương sau giờ, ngày, tuần làm việc hoặc được trả gộp do hai bên thoả thuận, nhưng ít nhất 15 ngày phải được trả gộp một lần.

– Người lao động hưởng lương tháng được trả lương tháng một lần hoặc nửa tháng một lần.

– Người lao động hưởng lương theo sản phẩm, theo khoán được trả lương theo thoả thuận của hai bên; nếu công việc phải làm trong nhiều tháng thì hằng tháng được tạm ứng tiền lương theo khối lượng công việc đã làm trong tháng.

Nguyên tắc trả lương

Người lao động được trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn.

Trường hợp đặc biệt không thể trả lương đúng thời hạn thì không được chậm quá 01 tháng và người sử dụng lao động phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng lãi suất huy động tiền gửi do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương.

Ngoài mức lương cơ bản doanh nghiệp phải trả thì cần phải trả thêm lương làm thêm giờ cho người lao động, mời các bạn xem thêm: Cách tính lương làm thêm giờ vào ban đêm, ngày lễ

“Nguồn Internet:ketoanthienung.vn”