DATE (year. month, day) : Trả về các số thể hiện một ngày cụ thể nào đó. Nếu định dạng của ô là General trước khi hàm được nhập vào, kết quả sẽ được thể hiện ở dạng ngày tháng năm.DATEVALUE (date_text) : Trả về số tuần tự của ngày được thể hiện bởi date_text (chuyển đổi một chuỗi văn bản có dạng ngày tháng năm thành một giá trị ngày tháng năm có thể tính toán được).

DAY (serial_number) : Trả về phần ngày của một giá trị ngày tháng, được đại diện bởi số tuần tự. Kết quả trả về là một số nguyên từ 1 đến 31.

DAYS360 (start_date, end_date, method) : Trả về số ngày giữa hai ngày dựa trên cơ sở một năm có 360 ngày (12 tháng, mỗi tháng có 30 ngày) để dùng cho các tính toán tài chính.

EDATE (start_date, months) : Trả về số tuần tự thể hiện một ngày nào đó tính từ mốc thời gian cho trước và cách mốc thời gian này một số tháng được chỉ định.

EOMONTH (start_date, months) : Trả về số tuần tự thể hiện ngày cuối cùng của một tháng nào đó tính từ mốc thời gian cho trước và cách mốc thời gian này một số tháng được chỉ định.

HOUR (serial_number) : Trả về phần giờ của một giá trị thời gian. Kết quả trả về là một số nguyên từ 0 đến 23.

MINUTE (serial_number) : Trả về phần phút của một giá trị thời gian. Kết quả trả về là một số nguyên từ 0 đến 59.

MONTH (serial_number) : Trả về phần tháng của một giá trị ngày tháng, được đại diện bởi số tuần tự. Kết quả trả về là một số nguyên từ 1 đến 12.

NETWORKDAYS (start_date, end_date, holidays) : Trả về tất cả số ngày làm việc trong một khoảng thời gian giữa start_dateend_date, không kể các ngày cuối tuần và các ngày nghỉ (holidays).

NOW () : Trả về số tuần tự thể hiện ngày giờ hiện tại. Nếu định dạng của ô là General trước khi hàm được nhập vào, kết quả sẽ được thể hiện ở dạng ngày tháng năm và giờ phút giây.

SECOND (serial_number) : Trả về phần giây của một giá trị thời gian. Kết quả trả về là một số nguyên từ 0 đến 59.

TIME (hour, minute, second) : Trả về phần thập phân của một giá trị thời gian (từ 0 đến nhỏ hơn 1). Nếu định dạng của ô là General trước khi hàm được nhập vào, kết quả sẽ được thể hiện ở dạng giờ phút giây.

TIMEVALUE (time_text) : Trả về phần thập phân của một giá trị thời gian (từ 0 đến nhỏ hơn 1) thể hiện bởi time_text (chuyển đổi một chuỗi văn bản có dạng thời gian thành một giá trị thời gian có thể tính toán được).

TODAY () : Trả về số tuần tự thể hiện ngày tháng hiện tại. Nếu định dạng của ô là General trước khi hàm được nhập vào, kết quả sẽ được thể hiện ở dạng ngày tháng năm.

WEEKDAY (serial_number, return_type) : Trả về thứ trong tuần tương ứng với ngày được cung cấp. Kết quả trả về là một số nguyên từ 1 đến 7.

WEEKNUM (serial_number, return_type) : Trả về một số cho biết tuần thứ mấy trong năm.

WORKDAY (start_day, days, holidays) : Trả về một số tuần tự thể hiện số ngày làm việc, có thể là trước hay sau ngày bắt đầu làm việc và trừ đi những ngày cuối tuần và ngày nghỉ (nếu có) trong khoảng thời gian đó.

YEAR (serial_number) : Trả về phần năm của một giá trị ngày tháng, được đại diện bởi số tuần tự. Kết quả trả về là một số nguyên từ 1900 đến 9999.

YEARFRAC (start_date, end_date, basis) : Trả về tỷ lệ của một khoảng thời gian trong một năm.

Hàm WORKDAY()

Cú pháp: = WORKDAY(start_day, days [, holidays])

start_day: Ngày làm mốc để tính.

days: Số ngày làm việc trước hoặc sau start_day. Dùng days > 0 cho số ngày làm việc của một dự án chưa hoàn thành, dùngdays < 0 cho số ngày làm việc của một dự án đã kết thúc.

holidays: Danh sách các ngày nghỉ. Có thể gõ trực tiếp một ngày cụ thể, trong trường hợp có nhiều ngày thì các ngày cách nhau bằng dấu phẩy, và đặt tất cả trong một cặp dấu móc {}.

Ví dụ, để tính số ngày làm việc cho một dự án 30 ngày. tính từ hôm nay, ta dùng công thức:

= WORKDAY(TODAY(), 30)

Tính ngày hoàn thành của một dự án 30 ngày, khởi công ngày 1/12/2007, trong đó nghỉ ngày Noel (25/12) và ngày đầu năm (01/01/2008), dùng công thức:

= WORKDAY(“1/12/2007”, 30, {“25/12/2007”, “1/1/2008”})

Hàm EDATE()

Hàm này trả về một ngày nào đó tính từ mốc thời gian cho trước và cách mốc thời gian này một số tháng được chỉ định
Thường người ta dùng hàm này để tính hạn bảo hành cho một sản phẩm, hoặc ngày đáo hạn hợp đồng…

Cú pháp: = EDATE(start_date, months)

start_date: Ngày dùng làm mốc để tính. Nên nhập ngày này bằng hàm DATE(), hoặc dùng một kết quả trả về của một công thức khác, vì có thể sẽ xảy ra lỗi nếu bạn nhập trực tiếp ngày tháng dưới dạng text.

months: Số tháng trước hoặc sau mốc thời gian start_date (nếu trước thì dùng số âm). Trong trường hợp months là số không nguyên, nó sẽ được làm tròn.

Ô A1 đang chứa ngày cuối tháng 01/2008, tính ngày cuối tháng sau 3 tháng nữa, dùng công thức:

= EDATE(A1, 3) = 30/4/2008

Lưu ý: EDATE() không phải là hàm để tính ngày cuối tháng, mà cho kết quả là ngày trùng với ngày của mốc thời gian muốn tính (start_date). Nếu như trường hợp kết quả trả về là một ngày không hợp lệ của một tháng (ngày 31/4 chẳng hạn), thì EDATE() sẽ lấy ngày cuối tháng của tháng đó (30/4).

Ví dụ khác: Tôi mua một cái USB ngày hôm nay (08/01/2008), hạn bảo hành 36 tháng, vậy nó được bảo hành tới ngày nào?

= EDATE(TODAY(), 36) = 08/01/2011

Hàm EOMONTH()

Xin dịch ra để dễ hiểu: End Of Month = Ngày cuối tháng

Cú pháp: = EOMONTH(start_date, months)

start_date: Ngày dùng làm mốc để tính. Cũng giống hàm EDATE(), nên nhập ngày này bằng hàm DATE(), hoặc dùng một kết quả trả về của một công thức khác, vì có thể sẽ xảy ra lỗi nếu bạn nhập trực tiếp ngày tháng dưới dạng text.

months: Số tháng trước hoặc sau mốc thời gian start_date (nếu trước thì dùng số âm). Trong trường hợp months là số không nguyên, nó sẽ được làm tròn.

Ví dụ: EOMONTH(TODAY(), 25) = 40237 = 28/02/2010


Xem thêm: Working with Date and Time Functions

Leave a comment