WEEKNUM (Hàm WEEKNUM)


ÁP DỤNG CHO: Excel 2016 , Excel 2013 , Excel 2010 , Excel 2007 , Excel 2016 cho Mac , Thêm…
Bài viết này mô tả cú pháp công thức và cách dùng hàm WEEKNUM trong Microsoft Excel.

Mô tả

Trả về số thứ tự của tuần trong năm của một ngày cụ thể. Ví dụ, tuần có chứa ngày 1 tháng 1 là tuần thứ nhất trong năm và được đánh số là tuần 1.

Có hai hệ thống được dùng cho hàm này:

  • Hệ thống 1    Tuần có ngày 1 tháng 1 là tuần thứ nhất trong năm và được đánh số là tuần 1.
  • Hệ thống 2    Tuần có ngày thứ Năm đầu tiên trong năm là tuần thứ nhất trong năm và được đánh số là tuần 1. Hệ thống này là hệ phương pháp đã xác định trong ISO 8601, vốn thường được gọi là hệ thống đánh số tuần châu Âu.

Cú pháp

WEEKNUM(serial_number,[return_type])

Cú pháp của hàm WEEKNUM có các đối số sau đây:

  • Serial_number     Bắt buộc. Là một ngày trong tuần. Ngày tháng nên được nhập bằng cách sử dụng hàm DATE hoặc nhập như là kết quả của những công thức hay hàm khác. Ví dụ, sử dụng DATE(2008,5,23) cho ngày 23 tháng năm năm 2008. Vấn đề có thể xảy ra nếu nhập ngày tháng dạng văn bản.
  • Return_type     Tùy chọn. Là một số để xác định tuần sẽ bắt đầu từ ngày nào. Mặc định là 1.
Return_type Tuần bắt đầu vào Hệ thống
1 hoặc bỏ qua Chủ nhật 1
2 Thứ Hai 1
11 Thứ Hai 1
12 Thứ Ba 1
13 Thứ Tư 1
14 Thứ Năm 1
15 Thứ Sáu 1
16 Thứ Bảy 1
17 Chủ nhật 1
21 Thứ Hai 2

Chú thích

  • Excel lưu trữ ngày tháng ở dạng số sê-ri để có thể dùng chúng trong tính toán. Theo mặc định, ngày 1 tháng 1 năm 1900 có số sê-ri là 1. Ngày 1 tháng 1 năm 2008 có số sê-ri là 39448 vì nó là 39.448 ngày sau ngày 1 tháng 1 năm 1900.
  • Nếu Serial_number nằm ngoài phạm vi giá trị cơ bản của ngày tháng hiện tại, hàm trả về giá trị lỗi #NUM! .
  • Nếu Return_type nằm ngoài phạm vi đã xác định trong bảng trên đây, hàm trả về giá trị lỗi #NUM! .

Ví dụ

Sao chép dữ liệu ví dụ trong bảng sau đây và dán vào ô A1 của một bảng tính Excel mới. Để công thức hiển thị kết quả, hãy chọn chúng, nhấn F2 và sau đó nhấn Enter. Nếu cần, bạn có thể điều chỉnh độ rộng cột để xem tất cả dữ liệu.

Dữ liệu
09/03/2012
Công thức Mô tả Kết quả
=WEEKNUM(A2) Số thứ tự trong năm của tuần có ngày 09/03/2012, dựa theo các tuần bắt đầu vào Chủ nhật (mặc định). 10
=WEEKNUM(A2,2) Số thứ tự trong năm của tuần có ngày 09/03/2012, dựa theo tuần bắt đầu vào thứ Hai (đối số thứ Hai, 2). 11

Cách xưng hô trong tiếng Anh – “What should I call you?”

Dialogue Guides (Tiếng Anh Giao tiếp)

Người học tiếng Anh thường cảm thấy khó khăn trong cách xưng hô với người khác. Rất nhiều người cảm thấy không thoải mái khi hỏi câu “What should I call you?”. Thậm chí cả người bản ngữ cũng thấy rắc rối. Rất nhiều cô gái không biết nên gọi mẹ của bạn trai như thế nào hay một số bậc cha mẹ cũng không biết xưng hô thế nào với thầy cô giáo của con mình.

Lưu ý rằng: Mr là viết tắt của “Mister” Mrs – – – ”Misses” Miss – – – “Miss” Ms – – – “Mizz”

Tại sao câu hỏi “What should I call you?” lại khó trả lời đến vậy? Có thể bởi vì bạn đang mong muốn người khác cung cấp thêm thông tin về mối quan hệ, vị trí hoặc địa vị của họ với mình. Đó có thể bao gồm tuổi tác, nghề nghiệp, học vấn, tôn giáo và thậm chí cả tình trạng hôn nhân.

In some English-speaking countries, it is traditional for a woman to change her last name when she gets married. However, not all women do. If a woman you know has been recently married do not assume her name will change. You can safely ask, “Are you going by the same name?” This question gets trickier when a woman gets divorced or becomes a widow. Some women will change their names back to their maiden names. A widowed woman often keeps her husband’s name unless she remarries. A divorced woman often changes her name back to her maiden name. If you don’t know the woman well, wait for her to tell you if her name is changing.

Một số người đòi hỏi sự trang trọng hơn những người khác. Cách xưng hô trong văn viết cũng có nhiều quy tắc và trang trọng hơn trong văn nói.

Đặt câu hỏi

Nếu bạn không chắc chắn, cách tốt nhất là dùng kiểu xưng hô trang trọng hoặc, đơn giản hơn, là hỏi một trong những câu hỏi sau:

What should I call you?

What should I call your mum / the teacher / the manager?

Can I call you [tên] ?

Is it okay if I call you [tên mà bạn thấy những người khác đã dùng để gọi người đó] ?

What’s your name? (sử dụng trong các tình huống thông thường như trong một bữa tiệc hoặc trong lớp học).

Trả lời câu hỏi  

Bạn có thể không phải là người duy nhất còn băn khoăn về cách xưng hô. Sinh viên, đồng nghiệp hoặc người quen có thể cũng không biết cách xưng hô với bạn như thế nào. Nếu họ không chắc chắn, hoặc bạn muốn họ gọi mình như thế nào, thì có thể nói những câu như sau:

Please, call me [tên của bạn]

You can call me [biệt danh hoặc dạng viết tắt]

 Cách xưng hô trang trọng

Trong môi trường kinh doanh, nếu như không được nói trước thì bạn hãy sử dụng những chức danh mang tính trang trọng. Để thu hút sự chú ý, bạn có thể nói “Excuse me, Sir” hoặc “Pardon me, Madam/Ma’am.”. Khi chào ai đó, bạn cũng có thể chào như: “Hello Sir” hoặc “Good morning, Madam/Ma’am.”

Các từ như “Yes, Sir!” hoặc “Yes, Madam/Ma’am!” đôi khi cũng được sử dụng với hàm ý châm biếm. Ví dụ: khi đứa trẻ nói với cha mình rằng hãy gấp tờ báo lại, người cha có thể trả lời là “Yes, sir!” và cười. Bạn cũng có thể nghe thấy một bà mẹ nói với con gái của mình là “No Madam/Ma’am” đối với yêu cầu vô lý của cô bé.

Sau đây là một số chức danh người Anh thường dùng:

Sir ( dùng cho nam giới, đã trưởng thành, ở mọi lứa tuổi)

Ma’am (nữ giới đã trưởng thành – ở Bắc Mỹ)

Madam (nữ giới, đã trưởng thành)

Mr + họ (bất cứ nam giới nào)

Mrs + họ (người phụ nữ đã kết hôn, sử dụng tên nhà chồng)

Ms + họ (người phụ nữ đã hoặc chưa kết hôn; thường sử dụng trong kinh doanh)

Miss + họ (người phụ nữ chưa kết hôn)

Dr + họ (dùng với bác sĩ: Dr + tên)

Professor + họ (trong các trường học)

Khi bạn lần đầu tiên viết thư cho người khác, hãy sử dụng cách xưng hô trang trọng: Mr hoặc Ms + tên. Nếu bạn không biết tên của người nhận, hãy sử dụng các chức danh mang tính chung chung như SirMadam hoặc . Người nhận có thể đề tên và ký bằng tên đó. Từ những bức thư sau, bạn có thể sử dụng theo cách mà người nhận viết. Nếu họ xưng hô với bạn bằng tên và kí tên bằng tên, bạn cũng có thể làm tương tự vậy

Đôi khi bạn có những mối quan hệ thân thiết với những người đã quen được gọi là Sir, Madam, Mr hoặc Mrs (như giám đốc, người nổi tiếng, giáo sư hay người nào đó hơn tuổi bạn). Người này có thể sẽ cho phép bạn xưng hô theo tên, chứ không cần gọi theo cách trang trọng. Trong tiếng Anh ta sử dụng thuật cụm từ “on the first name basis” hoặc “on the first name terms” để miêu tả những mối quan hệ không trang trọng như mặc định. Bạn có thể nói: “Pete’s mom and I are on a first name basis” hoặc “My teacher and I are on first name terms.”

Cách xưng hô thân mật

Cách xưng hô này thích hợp với các mối quan hệ thông thường và gần gũi

Tên (bạn bè, học sinh, sinh viên, trẻ em)

Miss/Mr + tên (sometimes used by dance or music teachers or childcare workers)

Cách xưng hô hàm chứa tình cảm

Khi gọi người yêu, bạn thân, thành viên trong gia đình hoặc trẻ em (thường là những người nhỏ tuổi hơn), người ta thường dùng các thuật ngữ biểu lộ tình cảm, tên con vật cưng ….như:

Honey (gọi đứa trẻ, người yêu, hoặc người ít tuổi hơn)

Dear

Sweetie

Love

Darling

Babe or Baby (với người yêu)

Pal (đây là từ mà ông thường dùng để gọi cháu, cha thường dùng để gọi con)

Buddy or Bud (mang t ính thân mật, suồng sã, dùng giữa bạn bè với nhau, người lớn với trẻ em; đôi khi mang nghĩa tiêu cực)

Một số câu hỏi thường gặp:

Tôi nên gọi cô giáo, phụ huynh của bạn hoặc mẹ của bạn trai như thế nào?

Cách xưng hô có thể thay đổi tùy thuộc vào tuổi tác và địa vị. Nếu không chắc chắn thì bạn hãy dùng cách trang trọng. Nếu như cách xưng hô của bạn là quá trang trọng thì người đó sẽ bảo bạn cách xưng hô khác, như gọi bằng tên chẳng hạn

Tôi nên gọi thầy/cô giáo của mình như thế nào?.

Lúc đầu, hãy xưng hô một cách trang trọng. Thầy/ cô giáo của bạn, qua phần giới thiệu, có thể sẽ nói cho bạn cách xưng hô thích hợp nhất. Nếu không, hãy cứ gọi một cách trang trọng cho tới khi họ bảo. Không nên sử dụng những từ chung chung như “teacher”, bởi cách gọi này nghe có vẻ như là bạn không biết tên thầy cô mình. ( bạn cũng không muốn bị gọi là “Student” đúng không?). Thậm chí nếu bạn có giáo viên dạy thay, hãy gọi bằng tên cụ thể.

Tôi nên gọi bạn học của mình như thế nào?

Phụ thuộc vào tuổi tác. Trong hầu hết các lớp học, học sinh, sinh viên thường gọi nhau bằng tên. Trong lớp có thể có một số người hơn tuổi. Để bày tỏ sự tôn trọng, hãy gọi những người này bằng họ ( trừ phi họ đề nghị bạn gọi họ bằng tên)

Tôi nên gọi giáo viên của con như thế nào?

Hãy gọi họ bằng Mr hoặc Mrs: hãy gọi theo cách xưng hô của con bạn với giáo viên. Họ có thể sẽ yêu cầu bạn gọi họ bằng tên khi không có sự hiện diện của con bạn ở đó

Tôi nên xưng hô như thế nào với những người trên mạng?

Phụ thuộc vào từng tình huống. Trên các mạng xã hội, bạn có thể gọi tên với giáo viên hoặc quản trị viên. Trong email, hãy xưng hô một cách trang trọng trong lần đầu tiên liên lạc. Nếu trong thư trả lời, họ ký bằng tên thì khi viết email lần sau bạn có thể xưng hô bằng tên với họ được.

Tôi nên gọi người quản lý ở trường học ra sao?.

Xưng hô trang trọng cho tới khi người đó yêu cầu bạn điều khác

Tôi nên xưng hô với người hàng xóm như thế nào?

Phụ thuộc vào tuổi tác. Những người hàng xóm thường gọi nhau bằng tên, mặc dù nó còn phụ thuộc vào từng người và tuổi tác của họ. Hãy tự giới thiệu bản thân, dùng tên của mình và xem cách người khác tự giới thiệu như thế nào. Nếu người hàng xóm lớn tuổi hơn bạn, trong lần gặp thứ hai, bạn cũng có thể hỏi câu: “Is it okay if I call you [ tên của người đó]?”

Tôi nên gọi đồng nghiệp như thế nào?

Phụ thuộc vào từng lĩnh vực. Trong nhiều ngành, người ta sử dụng tên. Nếu bạn là nhân viên mới thì những người khác sẽ tự giới thiệu bản thân họ với bạn

Với cấp trên, tôi nên xưng hô ra sao?.

Ngôn ngữ trang trọng. Thậm chí nếu họ gọi bạn bằng tên thì bạn cũng nên gọi họ là Mr hoặc Mrs/Ms + họ cho đến khi họ yêu cầu bạn gọi khác đi

Gọi người lái xe buýt như thế nào?

Hãy gọi một cách trang trọng. Bạn hãy bắt đầu bằng Sir hoặc Madam/Ma’am. Lưu ý không nói: “Excuse me “bus driver”.” vì đó là nghề nghiệp của họ chứ không phải chức danh.

Tôi nên gọi bố/mẹ của bạn như thế nào?

Trang trọng. Những người ít tuổi hơn nên gọi Mr hoặc Mrs/Ms + họ. Nếu bạn của bạn nói bạn có thể gọi cha mẹ họ bằng tên, thì bạn vẫn cứ nên hỏi người lớn câu “Is it okay if I call you [tên]?”. Nếu hai bạn đều trưởng thành rồi thì vẫn có thể gọi bằng tên được (first name)

Tôi nên xưng hô như thế nào với những người bồi bàn, hoặc chiêu đãi viên hàng không?

Trang trọng, hoặc dùng tên. Hãy gọi Sir hoặc Madam/Ma’am nếu bạn không biết tên của họ. Tuyệt đối không dùng “Hey waiter!” or “Hey waitress!” vì cách này bị coi là thiếu lịch sự và có thể bạn sẽ không nhận được sự phục vụ thân thiện. Nếu là khách hàng thường xuyên, hãy xây dựng mối quan hệ với nhân viên, và bạn có thể gọi tên của họ

Tôi có thể gọi những nhân viên chăm sóc khách hàng như thế nào?

Hãy xem biển tên của họ. Một số người thường đeo biển tên. Nếu trên đó ghi: “Hi, my name is Danny.”“Thank you, Danny” Thì bạn hoàn toàn có thể gọi người đó bằng tên: hoặc “Danny, could you help me find the hamburgers?”. Nếu không có biển tên hãy gọi họ là Sir hoặc Ma’am.

Tính sồ ngày làm việc trong tháng

DECLARE @my int
DECLARE @myDeduct int
DECLARE @day INT
DECLARE @mydate DATETIME

SET @mydate = getdate()

SET @myDeduct = 0
SET DateFirst 1 — Set it monday=1 (value)

–Saturday and Sunday on the first and last day of a month will Deduct 1
IF (DATEPART(weekday,(DATEADD(dd,-(DAY(@mydate)-1),@mydate))) > 5)
SET @myDeduct = @myDeduct + 1

IF (DATEPART(weekday,(DATEADD(dd,-(DAY(DATEADD(mm,1,@mydate))),DATEADD(mm,1,@mydate)))) > 5)
SET @myDeduct = @myDeduct + 1

SET @my = day(DATEADD(dd,-(DAY(DATEADD(mm,1,@mydate))),DATEADD(mm,1,@mydate)))

select (((@my/7) * 5 + (@my%7)) – @myDeduct) as Working_Day_per_month

Các loại thực thể ký tự trong XML

Theo W3 Consortium định nghĩa thực thể là như sau:

Thực thể (Entity) của tài liệu đóng vai trò như là phần gốc của cây thực thể (Entity Tree) và là điểm bắt đầu cho một XML Processor.

Tức là, các thực thể là Placeholder trong XML. Chúng có thể được khai báo trong phần Document Prolog hoặc trong một DTD. Có các loại thực thể khác nhau và chương này trình bày cho bạn về Character Entity.

Cả XML và HTML đều có một số biểu tượng được dành riêng, các biểu tượng này không thể được sử dụng như là nội dung trong XML code. Ví dụ, < và > được sử dụng cho các thẻ mở và thẻ đóng trong XML. Để hiển thị hai ký tự đặc biệt này, các thực thể ký tự được sử dụng.

Có một số ký tự hoặc biểu tượng đặc biệt mà không có sẵn để bạn có thể gõ một cách trực tiếp từ bàn phiems. Các thực thể ký tự cũng có thể được sử dụng để hiển thị các ký tự/biểu tượng này.

Các loại thực thể ký tự trong XML

Có 3 loại thực thể ký tự trong XML:

  • Thực thể ký tự được định nghĩa trước
  • Thực thể ký tự dạng số
  • Thực thể ký tự được đặt tên

Thực thể ký tự được định nghĩa trước trong XML

Chúng được giới thiệu để tránh tính lưỡng nghĩa trong khi sử dụng các biểu tượng này. Ví dụ như ký tự nhỏ hơn ( < ) và ký tự lớn hơn ( > ). Về cơ bản, các thực thể ký tự được sử dụng để giới hạn các thẻ trong XML. Dưới đây là danh sách các thực thể ký tự được định nghĩa trước trong XML. Chúng có thể được sử dụng để biểu diễn các ký tự mà không gặp phải tính lưỡng nghĩa.

  • Dấu và: &amp;
  • Trích dẫn đơn: &apos;
  • Dấu lớn hơn: &gt;
  • Dấu nhỏ hơn: &lt;
  • Trích dẫn kép: &quot;

Các thực thể ký tự dạng số trong XML

Các thực thể ký tự dạng số được sử dụng để tham chiếu tới một thực thể ký tự. Các tham chiếu số có thể là số thập phân hoặc thập lục phân. Thực ra thì có hàng nghìn tham chiếu số có sẵn và việc nhớ chúng là thực sự khó. Các thực thể số này tham chiếu tới ký tự bằng biểu diễn số của ký tự đó trong bộ mã hóa ký tự Unicode.

Cú pháp chung cho tham chiếu thập phân là:

&# decimal number ;

Cú pháp chung cho tham chiếu thập lục phân là:

&#x Hexadecimal number ;

Bảng sau liệt kê một số thực thể ký tự được định nghĩa trước với giá trị số của chúng:

Tên thực thể Ký tự Tham chiếu thập phân Tham chiếu thập lục phân
quot " "
amp & & &
apos ' '
lt < < <
gt > > >

Thực thể ký tự gọi tên trong XML

Để nhớ các ký tự số là khá khó khăn, thì loại thực thể ký tự thường hay sử dụng nhất là thực thể ký tự gọi tên. Ở đây, mỗi thực thể được chỉ định với một tên:

Ví dụ:

  • ‘Aacute’ biểu diễn ký tự chữ hoa .
  • ‘ugrave’ biểu diễn ký tự chữ thường .

Loạt bài hướng dẫn học XML cơ bản và nâng cao của chúng tôi dựa trên nguồn tài liệu của: Tutorialspoint

Follow https://www.facebook.com/vietjackteam/ để tiếp tục theo dõi các loạt bài mới nhất về Java,C,C++,Javascript,HTML,Python,Database,Mobile…. mới nhất của chúng tôi.

Click http://viecbonus.com/vi?code=849 để cập nhật những việc làm mới và HOT nhất với những kỹ năng bạn đang có cũng như để ủng hộ tinh thần cho vietjack.com

Danh mục các hàm về ngày tháng và thời gian

DATE (year. month, day) : Trả về các số thể hiện một ngày cụ thể nào đó. Nếu định dạng của ô là General trước khi hàm được nhập vào, kết quả sẽ được thể hiện ở dạng ngày tháng năm.DATEVALUE (date_text) : Trả về số tuần tự của ngày được thể hiện bởi date_text (chuyển đổi một chuỗi văn bản có dạng ngày tháng năm thành một giá trị ngày tháng năm có thể tính toán được).

DAY (serial_number) : Trả về phần ngày của một giá trị ngày tháng, được đại diện bởi số tuần tự. Kết quả trả về là một số nguyên từ 1 đến 31.

DAYS360 (start_date, end_date, method) : Trả về số ngày giữa hai ngày dựa trên cơ sở một năm có 360 ngày (12 tháng, mỗi tháng có 30 ngày) để dùng cho các tính toán tài chính.

EDATE (start_date, months) : Trả về số tuần tự thể hiện một ngày nào đó tính từ mốc thời gian cho trước và cách mốc thời gian này một số tháng được chỉ định.

EOMONTH (start_date, months) : Trả về số tuần tự thể hiện ngày cuối cùng của một tháng nào đó tính từ mốc thời gian cho trước và cách mốc thời gian này một số tháng được chỉ định.

HOUR (serial_number) : Trả về phần giờ của một giá trị thời gian. Kết quả trả về là một số nguyên từ 0 đến 23.

MINUTE (serial_number) : Trả về phần phút của một giá trị thời gian. Kết quả trả về là một số nguyên từ 0 đến 59.

MONTH (serial_number) : Trả về phần tháng của một giá trị ngày tháng, được đại diện bởi số tuần tự. Kết quả trả về là một số nguyên từ 1 đến 12.

NETWORKDAYS (start_date, end_date, holidays) : Trả về tất cả số ngày làm việc trong một khoảng thời gian giữa start_dateend_date, không kể các ngày cuối tuần và các ngày nghỉ (holidays).

NOW () : Trả về số tuần tự thể hiện ngày giờ hiện tại. Nếu định dạng của ô là General trước khi hàm được nhập vào, kết quả sẽ được thể hiện ở dạng ngày tháng năm và giờ phút giây.

SECOND (serial_number) : Trả về phần giây của một giá trị thời gian. Kết quả trả về là một số nguyên từ 0 đến 59.

TIME (hour, minute, second) : Trả về phần thập phân của một giá trị thời gian (từ 0 đến nhỏ hơn 1). Nếu định dạng của ô là General trước khi hàm được nhập vào, kết quả sẽ được thể hiện ở dạng giờ phút giây.

TIMEVALUE (time_text) : Trả về phần thập phân của một giá trị thời gian (từ 0 đến nhỏ hơn 1) thể hiện bởi time_text (chuyển đổi một chuỗi văn bản có dạng thời gian thành một giá trị thời gian có thể tính toán được).

TODAY () : Trả về số tuần tự thể hiện ngày tháng hiện tại. Nếu định dạng của ô là General trước khi hàm được nhập vào, kết quả sẽ được thể hiện ở dạng ngày tháng năm.

WEEKDAY (serial_number, return_type) : Trả về thứ trong tuần tương ứng với ngày được cung cấp. Kết quả trả về là một số nguyên từ 1 đến 7.

WEEKNUM (serial_number, return_type) : Trả về một số cho biết tuần thứ mấy trong năm.

WORKDAY (start_day, days, holidays) : Trả về một số tuần tự thể hiện số ngày làm việc, có thể là trước hay sau ngày bắt đầu làm việc và trừ đi những ngày cuối tuần và ngày nghỉ (nếu có) trong khoảng thời gian đó.

YEAR (serial_number) : Trả về phần năm của một giá trị ngày tháng, được đại diện bởi số tuần tự. Kết quả trả về là một số nguyên từ 1900 đến 9999.

YEARFRAC (start_date, end_date, basis) : Trả về tỷ lệ của một khoảng thời gian trong một năm.

Hàm WORKDAY()

Cú pháp: = WORKDAY(start_day, days [, holidays])

start_day: Ngày làm mốc để tính.

days: Số ngày làm việc trước hoặc sau start_day. Dùng days > 0 cho số ngày làm việc của một dự án chưa hoàn thành, dùngdays < 0 cho số ngày làm việc của một dự án đã kết thúc.

holidays: Danh sách các ngày nghỉ. Có thể gõ trực tiếp một ngày cụ thể, trong trường hợp có nhiều ngày thì các ngày cách nhau bằng dấu phẩy, và đặt tất cả trong một cặp dấu móc {}.

Ví dụ, để tính số ngày làm việc cho một dự án 30 ngày. tính từ hôm nay, ta dùng công thức:

= WORKDAY(TODAY(), 30)

Tính ngày hoàn thành của một dự án 30 ngày, khởi công ngày 1/12/2007, trong đó nghỉ ngày Noel (25/12) và ngày đầu năm (01/01/2008), dùng công thức:

= WORKDAY(“1/12/2007”, 30, {“25/12/2007”, “1/1/2008”})

Hàm EDATE()

Hàm này trả về một ngày nào đó tính từ mốc thời gian cho trước và cách mốc thời gian này một số tháng được chỉ định
Thường người ta dùng hàm này để tính hạn bảo hành cho một sản phẩm, hoặc ngày đáo hạn hợp đồng…

Cú pháp: = EDATE(start_date, months)

start_date: Ngày dùng làm mốc để tính. Nên nhập ngày này bằng hàm DATE(), hoặc dùng một kết quả trả về của một công thức khác, vì có thể sẽ xảy ra lỗi nếu bạn nhập trực tiếp ngày tháng dưới dạng text.

months: Số tháng trước hoặc sau mốc thời gian start_date (nếu trước thì dùng số âm). Trong trường hợp months là số không nguyên, nó sẽ được làm tròn.

Ô A1 đang chứa ngày cuối tháng 01/2008, tính ngày cuối tháng sau 3 tháng nữa, dùng công thức:

= EDATE(A1, 3) = 30/4/2008

Lưu ý: EDATE() không phải là hàm để tính ngày cuối tháng, mà cho kết quả là ngày trùng với ngày của mốc thời gian muốn tính (start_date). Nếu như trường hợp kết quả trả về là một ngày không hợp lệ của một tháng (ngày 31/4 chẳng hạn), thì EDATE() sẽ lấy ngày cuối tháng của tháng đó (30/4).

Ví dụ khác: Tôi mua một cái USB ngày hôm nay (08/01/2008), hạn bảo hành 36 tháng, vậy nó được bảo hành tới ngày nào?

= EDATE(TODAY(), 36) = 08/01/2011

Hàm EOMONTH()

Xin dịch ra để dễ hiểu: End Of Month = Ngày cuối tháng

Cú pháp: = EOMONTH(start_date, months)

start_date: Ngày dùng làm mốc để tính. Cũng giống hàm EDATE(), nên nhập ngày này bằng hàm DATE(), hoặc dùng một kết quả trả về của một công thức khác, vì có thể sẽ xảy ra lỗi nếu bạn nhập trực tiếp ngày tháng dưới dạng text.

months: Số tháng trước hoặc sau mốc thời gian start_date (nếu trước thì dùng số âm). Trong trường hợp months là số không nguyên, nó sẽ được làm tròn.

Ví dụ: EOMONTH(TODAY(), 25) = 40237 = 28/02/2010


Xem thêm: Working with Date and Time Functions

Tỷ lệ trích các khoản theo lương năm 2016

Kể từ ngày 1/12/2015 theo Quyết định 959/QĐ-BHXH ngày 9/9/2015 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam quy định: Tỷ lệ trích các khoản bảo hiểm theo lương, mức tiền lương đóng BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ, hình thức đóng cụ thể như sau:

1.Tỷ lệ các khoản trích BH cụ thể như sau:

Theo điều 5, Điều 14, Điều 18 Quyết định 959/QĐ-BHXH:

 

Các khoản trích theo lương Đối với DN (tính vào Chi phí) (%) Đối với người LĐ (Trừ vào lương) (%) Tổng

Cộng

Bảo hiểm xã hội

(BHXH)

18 8 26 %
Bảo hiểm y tế

(BHYT)

3 1,5 4,5 %
Bảo hiểm thất nghiệp

(BHTN)

1 1 2 %
Tổng Cộng 22 % 10,5 % 32,5 %
Kinh phí công đoàn

(KPCĐ)

2 2%
Trong đó khoản BHXH được quy định cụ thể như sau:

– Doanh nghiệp phải đóng: 18% (Trong đó: 3% vào quỹ ốm đau và thai sản, 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất).

– Người lao động phải đóng: 8% vào quỹ hưu trí và tử tuất.Như vậy:

– Tổng cộng DN phải đóng cho Cơ quan BHXH là 32,5% (BHXH, BHYT, BHTN). (Trong đó trích từ tiền lương của NLĐ là 10,5%)

– Và phải đóng cho Liên đoàn lao động Quận, huyện là 2% (KPCĐ) trên quỹ tiền lương hàng tháng của những người tham gia BHXH.

Chi tiết về đối tượng phải tham gia BHXH bắt buộc các bạn xem tại đây nhé:

 

2. Mức tiền lương đóng BHXH, BHTN, BHYT:

 

– Mức tiền lương đóng BHXH, BHYT, BHTN bắt buộc là tiền lương tháng được ghi trong hợp đồng lao độngkhông thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.Cụ thể:

– Mức tiền lương tháng thấp nhất để tính mức đóng BHXH, BHYT, BHTN là mức lương tối thiểu vùng và mức tối đa là 20 lần mức lương cơ sở.

– Riêng BHTN tối đa bằng 20 lần mức lương tối thiểu vùng.

a. Mức lương tối thiểu vùng xem tại đây: Mức lương tối thiểu vùng năm 2016

b. Mức lương cơ sở: Hiện tại là 1.150.000 đồng/tháng. Nhưng từ ngày 1/5/2016 là: 1.21.0.000 => Như vậy tối đa là: 24.200.000

(Theo Nghị quyết 99/2015/QH13 ngày 11/11/2015 của Quốc hội, có hiệu lực từ ngày 01/05/2016).

– Trường hợp: Người lao động có từ 02 HĐLĐ trở lên với nhiều đơn vị khác nhau thì đóng BHXH, BHTN theo HĐLĐ giao kết đầu tiên, đóng BHYT theo HĐLĐ có mức tiền lương cao nhất.

Lưu ý:

– Từ 01/01/2016: Tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật lao động.– Từ ngày 01/01/2018 trở đi: Tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật lao động.

– Những lao động đã qua học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp dạy nghề) thì tiền lương, tiền công đóng BHXH bắt buộc phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng, nếu làm công việc nặng nhọc độc hại thì cộng thêm 5%.

Chi tiết xem thêm: Mức lương và các khoản phụ cấp lương phải đóng bảo hiểm xã hội

3. Thời hạn nộp tiền BHXH, BHYT, BHTN:

Theo điều 7 Quyết định 959/QĐ-BHXH quy định về việc đóng tiền BHXH, BHYT, BHTN cụ thể như sau:

1. Đóng hằng tháng:

– Chậm nhất đến ngày cuối cùng của tháng.

Cụ thể: DN trích tiền đóng BHXH bắt buộc trên quỹ tiền lương tháng của những người lao động tham gia BHXH bắt buộc, đồng thời trích từ tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc của từng người lao động theo mức quy định trên, chuyển cùng một lúc vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH mở tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước.

2. Đóng 3 tháng hoặc 6 tháng một lần

Chậm nhất đến ngày cuối cùng của kỳ đóng, đơn vị phải chuyển đủ tiền vào quỹ BHXH.

3. Đóng theo địa bàn

– Đơn vị đóng trụ sở chính ở địa bàn tỉnh nào thì đăng ký tham gia đóng BHXH tại địa bàn tỉnh đó theo phân cấp của cơ quan BHXH tỉnh.

– Chi nhánh của doanh nghiệp đóng BHXH tại địa bàn nơi cấp giấy phép kinh doanh cho chi nhánh.

 

Nếu bạn chưa biết làm thủ tục tham gia bảo hiểm như thế nào, thì có thể xem chi tiết tại đây: Thủ tục đăng ký tham gia Bảo hiểm hiểm xã hội

 

 

Hàm xử lý chuỗi trong SQL

Hàm xử lý chuỗi trong SQL được sử dụng để thao tác với chuỗi. Bảng dưới liệt kê chi tiết các hàm xử lý chuỗi quan trọng trong SQL.

Tên hàm Miêu tả
Hàm ASCII() Trả về giá trị số của ký tự cực tả (bên trái nhất)
Hàm BIN() Trả về một biểu diễn chuỗi của tham số
Hàm BIT_LENGTH() Trả về độ dài (số bit) của tham số
Hàm CHAR_LENGTH() Trả về số ký tự của tham số
Hàm CHAR() Trả về ký tự cho mỗi số nguyên đã truyền
Hàm CHARACTER_LENGTH() Giống hàm CHAR_LENGTH()
Hàm CONCAT_WS() Viết tắt của Concatenate With Separator, là một mẫu hàm CONCAT() đặc biệt
Hàm CONCAT() Nối chuỗi
Hàm CONV() Chuyển đổi các số sang các cơ số khác nhau
Hàm ELT() Trả về chuỗi tại chỉ mục
Hàm EXPORT_SET() Trả về một chuỗi để mà với một bit được thiết lập trong bits, bạn lấy một chuỗi on, và với mỗi khi không được thiết lập trong bits, bạn lấy chuỗi off. Các bit trong tham số bits được tính từ phải qua trái
Hàm FIELD() Trả về chỉ mục (vị trí) của tham số đầu tiên trong dãy các tham số
Hàm FIND_IN_SET() Trả về chỉ mục (vị trí) của tham số đầu tiên trong tham số thứ hai
Hàm FORMAT() Trả về một số được định dạng với một vị trí sau dấu thập phân đã cho
Hàm HEX() Trả về một biểu diễn chuỗi của một giá trị thuộc hệ cơ số 16
Hàm INSERT() Chèn một chuỗi con tại vị trí đã cho với số ký tự đã xác định
Hàm INSTR() Trả về chỉ mục cho sự xuất hiện đầu tiên của chuỗi con
Hàm LCASE() Giống hàm LOWER()
Hàm LEFT() Trả về ký tự bên trái nhất
Hàm LENGTH() Trả về độ dài (số byte) của một chuỗi
Hàm LOAD_FILE() Tải file đã được đặt tên
Hàm LOCATE() Trả về vị trí của sự xuất hiện đầu tiên của chuỗi con
Hàm LOWER() Trả về tham số trong kiểu chữ thường
Hàm LPAD() Trả về tham số chuỗi đã được thêm vào bên trái với chuỗi đã cho
Hàm LTRIM() Xóa các Leading space (theo dõi ví dụ để hiểu ý nghĩa của leading space nếu bạn chưa biết)
Hàm MAKE_SET() Trả về một tập hợp chuỗi được phân biệt bởi dấu phảy mà có bit tương ứng trong tập hợp các bit
Hàm MID() Trả về một chuỗi phụ bắt đầu từ vị trí đã cho
Hàm OCT() Trả về biểu diễn chuỗi của tham số thuộc hệ cơ số 8
Hàm OCTET_LENGTH() Giống hàm LENGTH()
Hàm ORD() Nếu ký tự cực tả của tham số là một ký tự được biểu diễn bởi nhiều byte, trả về mã hóa của ký tự đó
Hàm POSITION() Giống hàm LOCATE()
Hàm QUOTE() Lấy tham số để sử dụng trong một lệnh SQL
Hàm REGEXP Pattern matching (so khớp mẫu) sử dụng Regular Expression
Hàm REPEAT() Lặp lại một chuỗi với số lần đã cho
Hàm REPLACE() Thay thế một chuỗi đã cho nếu xuất hiện
Hàm REVERSE() Đảo ngược các ký tự trong một chuỗi
Hàm RIGHT() Trả về ký tự bên phải nhất
Hàm RPAD() Phụ thêm chuỗi với số lần đã cho
Hàm RTRIM() Gỡ bỏ các Trailing space
Hàm SOUNDEX() Trả về một chuỗi soundex
Hàm SOUNDS LIKE So sánh các sound
Hàm SPACE() Trả về một chuỗi gồm số khoảng trống đã cho
Hàm STRCMP() So sánh hai chuỗi
Hàm SUBSTRING_INDEX() Trả về một chuỗi con từ một chuỗi trước số lần xuất hiện đã cho của delimiter
Hàm SUBSTRING(), SUBSTR() Trả về chuỗi phụ như đã xác định
Hàm TRIM() Gỡ bỏ Leading và Trailing space
Hàm UCASE() Giống hàm UPPER()
Hàm UNHEX() Chuyển đổi mỗi cặp ký số thập lục phân thành một ký tự
Hàm UPPER() Chuyển đổi thành chữ hoa

MDF File version

 

Sql MDF File version Product version
Sql7 515  
Sql2000 539  
Sql2005sp1 611  
Sql2005sp2 612  
Sql2008sp1(dev10sp1) 655  
sql2008sp2    
Sql2008sp3    
Sql2008r2 661  
Sql2012(RC0) 705 Microsoft SQL Server 2012 RC0 – 11.0.1750.32
Sql2012(RC1/RTM) 706 Microsoft SQL Server 2012 RC0 – 11.0.1913.38

 

Các hàm xử lý văn bản và chuỗi trong Excel

Bài viết dưới đây tổng hợp các hàm xử lý văn bản và chuỗi trong Excel.

1. Hàm ASC.

Cú pháp: ASC(text).

Chức năng: Hàm ASC giúp chuyển đổi các ký tự double-byte sang các ký tự single-byte.

2. Hàm BATHTEXT.

Cú pháp: BATHTEXT(number).

Chức năng: Dịch số ra chữ (tiếng Thái-lan), rồi thêm hậu tố “Bath” ở phía sau.

3. Hàm CHAR.

Cú pháp: CHAR(number).

Chức năng: Chuyển đổi một mã số trong bộ mã ANSI (có miền giá trị 1- 255) sang ký tự tương ứng.

Hàm CHAR

4. Hàm CLEAN.

Cú pháp: CLEAN(text).

Chức năng: Loại bỏ tất cả những ký tự không in ra được trong chuỗi.

5. Hàm CODE.

Cú pháp: CODE(text).

Chức năng: Trả về mã số của ký tự đầu tiên chuỗi text.

6. Hàm CONCATENATE.

Cú pháp: CONCATENATE(text1, text2…).

Chức năng: Nối nhiều chuỗi thành một chuỗi.

7. Hàm DOLLAR.

Cú pháp: DOLLAR(number, decimals).

Chức năng: Chuyển đổi một số thành dạng tiền tệ (dollar Mỹ), có kèm theo dấu phân cách hàng ngàn và có thể làm tròn theo ý muốn.

8. Hà EXACT.

Cú pháp: EXACT(text1, text2).

Chức năng: So sánh hai chuỗi. Nếu giống nhau thì trả về TRUE, nếu khác nhau thì trả về FALSE. Có phân biệt chữ hoa và thường.

9. Hàm FIND.

Cú pháp: FIND(find_text, within_text, start_num).

Chức năng: Tìm vị trí bắt đầu của một chuỗi con (find_text) trong một chuỗi (within_text), tính theo ký tự đầu tiên.

10. Hàm FIXED.

Cú pháp: FIXED(number, decimals, no_commas).

Chức năng: Chuyển đổi một số thành dạng văn bản (text), có hoặc không kèm theo dấu phân cách hàng ngàn, và có thể làm tròn theo ý muốn.

11. Hàm LEFT.

Cú pháp: LEFT(text, num_chars).

Chức năng: Trả về một hay nhiều ký tự đầu tiên bên trái của một chuỗi, theo số lượng được chỉ định.

12. Hàm LEN.

Cú pháp: LEN(text).

Chức năng: Đếm số ký tự trong một chuỗi.

13. Hàm LOWER.

Cú pháp: LOWER(text).

Chức năng: Đổi tất cả các ký tự trong một chuỗi văn bản thành chữ thường.

Hàm LOWER

14. Hàm MID.

Cú pháp: MID(text, start_num, num_chars).

Chức năng: Trả về một hoặc nhiều ký tự liên tiếp bên trong một chuỗi, bắt đầu tại một vị trí cho trước.

15. Hàm PROPER.

Cú pháp: PROPER(text).

Chức năng: Đổi ký tự đầu tiên trong chuỗi thành chữ in hoa, và đổi các ký tự còn lại thành chữ in thường.

16. Hàm REPLACE.

Cú pháp: REPLACE(old_text, start_num, num_chars, new_text).

Chức năng: Thay thế một phần của chuỗi bằng một chuỗi khác, với số lượng các ký tự được chỉ định.

17. Hàm REPT.

Cú pháp: REPT(text, times).

Chức năng: Lặp lại một chuỗi với số lần được cho trước.

Hàm REPT

18. Hàm RIGHT.

Cú pháp: RIGHT(text, num_chars).

Chức năng: Trả về một hay nhiều ký tự tính từ bên phải của một chuỗi, theo số lượng được chỉ định.

19. Hàm SEARCH.

Cú pháp: SEARCH(find_text, within_text, start_num).

Chức năng: Tìm vị trí bắt đầu của một chuỗi con (find_text) trong một chuỗi (within_text), tính theo ký tự đầu tiên.

20. Hàm SUBSTITUTE.

Cú pháp: SUBSTITUTE(text, old_text, new_text, instance_num).

Chức năng: Thay thế chuỗi này bằng một chuỗi khác.

21. Hàm T.

Cú pháp: T(value).

Chức năng: Trả về một chuỗi nếu trị tham chiếu là chuỗi, ngược lại, sẽ trả về chuỗi rỗng.

22. Hàm TEXT.

Cú pháp: TEXT(value, format_text).

Chức năng: Chuyển đổi một số thành dạng văn bản (text) theo định dạng được chỉ định.

23. Hàm TRIM.

Cú pháp: TRIM(text).

Chức năng: Xóa tất cả những khoảng trắng vô ích trong chuỗi văn bản, chỉ chừa lại những khoảng trắng nào dùng làm dấu cách giữa hai chữ.

24. Hàm UPPER.

Cú pháp: UPPER(text).

Chức năng: Đổi tất cả các ký tự trong chuỗi thành chữ in hoa.

25. Hàm VALUE.

Cú pháp: VALUE(text).

Chức năng: Chuyển một chuỗi thành một số.